DIỄN ĐÀN QUẢNG AN 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DỰ THẢO BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 QUẢNG AN (P2)

Go down

DỰ THẢO     BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 QUẢNG AN (P2) Empty DỰ THẢO BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 QUẢNG AN (P2)

Bài gửi  Admin Fri Nov 04, 2011 2:38 pm

Tiếp theo P2 (tr51-tr60)
phút giờ ra chơi hứng thú như chơi nhảy dây, kéo co và một số trò chơi dân gian khác để tăng cường thể lực [H4.4.03.09]
- Thường xuyên đôn đốc: Vệ sinh lớp học đảm bảo sạch sẽ bàn ghế ngay ngắn, đảm bảo đủ độ thoáng mát cho học sinh học tập về mùa hè, ấm về mùa đông. Trong lớp, có cây xanh tạo nên một môi trường thực sự Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn [H4.4.03.10]
- Hệ thống chiếu sáng lớp học ở một số lớp học và phòng chức năng khá tốt. Mỗi lớp lắp từ 4 bóng điện tuýp trên trần nhà, 2 quạt trần và 4 quạt treo tường [H4.4.03.11].
- Tỉ lệ học sinh được đánh giá rèn luyện sức khỏe đạt 100% trên trung bình. [H4.4.03.12]
2. Điểm mạnh
- Trường có cán bộ được đào tạo chuyên ngành về y tế.
- Nhà trường đã có phòng y tế học đường riêng.
- Hoạt động giáo dục thể chất và bảo vệ sức khỏe học sinh được cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ: 100% số học sinh tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Học sinh tham gia với tinh thần tự giác cao.
3. Điểm yếu
- Chưa thường xuyên chú trọng trang trí các hình ảnh có nội dung tuyên truyền giáo dục thể chất và giữ gìn vệ sinh cho học sinh tham khảo.
- Các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc rèn luyện học sinh còn thiếu như: Cột bóng rổ đã bị hỏng, vợt đánh cầu lông, bóng bàn...
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Tiếp tục chỉ đạo cán bộ y tế học đường cùng với giáo viên chủ nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền để khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
- Tiếp tục chỉ đạo cho giáo viên và cán bộ y tế quan tâm tới học sinh có sức khỏe chưa đảm bảo.
- Tham mưu tốt với các cấp trang bị phòng y tế trường học: Tăng cường hệ thống cây xanh, bổ sung tranh ảnh có nội dung tuyên truyền giáo dục sức khỏe, mua bổ sung một số thiết bị y tế cần thiết, tối thiểu,...
- Chỉ đạo tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động tập thể dục giữa giờ, múa hát sân trường và các giờ thể dục chính khóa. Khuyến khích học sinh luyện tập thể dục thể thao ngoài giờ như : bóng đá, đá cầu, bống rổ…
- Từng bước nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh về công tác giáo dục thể chất và bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách y tế và giáo viên qua việc tự học tập trên mạng Internet, qua sách báo, tài liệu tham khảo.
5. Tự đánh giá tiêu chí 3 : Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

4.4. Tiêu chí 4: Kết quả giáo dục các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường ổn định và từng bước được nâng cao.
a. Kế hoạch hằng năm về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện đầy đủ và theo đúng kế hoạch.
b. Đạt tỷ lệ ít nhất 95 % học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của trường trong năm học.
c. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường đựoc cấp trên đánh giá có Hiệu quả và được khen thưởng.
1. Mô tả hiện trạng
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được nhà trường đặc biệt quan tâm từ nhiều năm nay. Hằng năm, nhà trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách khoa học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường [H4.4.04.01]
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã trở thành nề nếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Tổng phụ trách [H4.4.04.02].
- Nhà trường đã chỉ đạo Tổng phụ trách đội đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện các hoạt động của các chi đội. Kết quả theo dõi được phản ánh kịp thời trong các buổi họp định kì sáng thứ 2 hàng tuần [H4.4.04.03]
- Đội Sao đỏ hoạt động rất tích cực đã thực sự là lực lượng cơ động trực tiếp theo dõi sĩ số, ghi chép đầy đủ các hoạt động các chi đội và xếp loại thi đua từng tuần, công bố công khai vào cuối tuần và cuối mỗi đợt thi đua. Chính vì vậy, số học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt 100% theo đúng kế hoạch nhà trường đề ra [H4.4.04.04]
- Trong nhiều năm qua, Liên đội luôn đạt danh hiệu Liên đội vững mạnh [H4.4.04.05].
- Trong các hội thi huyện tổ chức, đội tuyển nhà trường luôn luôn đạt thành tích cao:
[H4.4.04.06].
2. Điểm mạnh:
- Hoạt động ngoài giờ của trường đã thành nề nếp. Nội dung, cách thức hoạt động, tiêu chí thi đua đánh giá đã được điều chỉnh phù hợp và sát với thực tế của nhà trường
- Giáo viên tổng phụ trách nhiệt tình, chăm lo cho công tác đội .
- Học sinh hứng thú tham gia các hoạt động ngoài giờ nên đã tạo được động cơ cho học tập các môn đạt chất lượng cao.
3. Điểm yếu
- Các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc rèn luyện học sinh còn thiếu
- Chất lượng một số buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa phong phú..
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn còn hạn chế;.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường tiếp tục chỉ đạo cho Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm lớp
- Tiếp tục khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bằng các hình thức lôi cuốn, hấp dẫn.
- Huy động tổng hợp các nguồn kinh phí để đầu tư cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
- Tiếp tục học tập kinh nghiệm để triển khai các hoạt động hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" để ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
4.4.5. Tự đánh giá tiêu chí 4: Đạt
* KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 4
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

- Kết quả giáo dục toàn diện ổn định ở mức cao so với mặt bằng toàn huyện.
- Chất lượng được duy trì và từng bước phát triển cao.
- Hoạt động ngoài giờ và giáo dục thể chất đạt hiệu quả tốt; có nhiều mô hình sáng tạo.
- Hồ sơ sổ sách được cập nhật thường xuyên, đảm bảo độ chính xác cao và lưu trữ cẩn thận.
- Công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được tiến hành tốt.
- Chất lượng học sinh giỏi văn hóa và TDTT trong các năm học vừa qua xứng tầm với vị trí của trường chuẩn quốc gia.
- Chất lượng khám bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh đạt ở mức khá; hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường đảm bảo.
* TỶ LỆ TIÊU CHÍ ĐẠT YÊU CẦU: 4/4 = 100%
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5. Tiêu chuẩn 5. TÀI CHÍNH VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT.
Công tác tài chính của đơn vị được quản lý chặt chẽ theo đúng các văn bản do Bộ Tài chính và Chính phủ ban hành. Các nguồn kinh phí được sử dụng hiệu quả. Quy chế dân chủ trong trường học được áp dụng nghiêm túc trong công tác quản lý tài chính. Trường thực hiện đầy đủ công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo quy định hiện hành. Hệ thống cơ sở vật chất của trường đầy đủ theo đúng quy định của Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Các biện pháp duy trì, tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục hiện có được tổ chức đạt hiệu quả tốt.
5.1.Tiêu chí 1: Mỗi năm học, trường sử dụng kinh phí, hiệu quả và huy động được các nguồn kinh phí cho các hoạt động giáo dục.
a. Có dự toán kinh phí rõ ràng và được cấp trên phê duyệt.
b. Sử dụng kinh phí ngân sách theo dự toán kinh phí đựơc duyệt theo quy định hiện hành.
c. Có kế hoạch và huy động các nguồn kinh phí có nguồn gốc hợp pháp để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng:
- Vào cuối tháng 12 của niên độ tài chính nhà trường căn cứ vào đội ngũ cán bộ công nhân viên ở thời điểm hiện tại làm đăng ký lao động tiền lương của năm tài chính tiếp theo gửi cấp trên làm căn cứ xây dựng ngân sách. Sau khi nhận được thông báo làm dự toán chi ngân sách, trường xây dựng dự toán thu chi gửi cấp trên phê duyệt (phòng giáo dục, phòng TC-KH) [H5.5.01.01]
- Nhà trường thực hiện thu chi theo đúng nguyên tắc tài chính. Việc sử dụng kinh phí ngân sách và ngoài ngân sách của nhà trường thực hiện theo đúng quy định (ngân sách chi đảm bảo đúng với ngân sách thu) [H5.5.01.02] ;[H5.5.01.03].
- Các khoản thu-chi của Hội cha mẹ học sinh được tiến hành công khai dân chủ trong các kì đại hội hàng năm, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân và UBND xã phòng Giáo dục - Đào tạo [H5.5.01.04] ; [H5.5.01.05].
2. Điểm mạnh:
- Hàng năm, Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và sử dụng kinh phí ngoài ngân sách đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Bộ tài chính.
- Hồ sơ tài chính được lưu trữ cẩn thận, đầy đủ.
- Chủ tài khoản chịu khó, tích cực học hỏi, nghiên cứu nắm vững công tác quản lý tài chính chặt chẻ nên thu chi đảm bảo nguyên tắc.
- Việc lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán, tài chính của nhà nước.
3. Điểm yếu:
- Kinh phí trong ngân sách đã được tăng cường song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của nhà trường trong xây dựng trường chuẩn và trường học thân thiện.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục cải tiến và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách. Các khoản chi phải mang tính trọng điểm trên cơ sở tiết kiệm và đúng quy định.
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng kế hoạch thu - chi ngoài ngân sách một cách hợp lý phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương để cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường ngày một tốt hơn.
- Tiếp tục phát huy những mặt mạnh trong công tác tài chính, kế toán của nhà trường.

5. Tự đánh giá tiêu chí 1: Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.2. Tiêu chí 2: Quản lý tài chính của trường theo chế độ quy định hiện hành.
a. Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính, trong đó có Quy chế chi tiêu nội bộ được Hội đồng nhà trường thông qua.
b. Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán và báo cáo tài chính theo chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước.
c. Thực hiện đầy đủ các quy định quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ.
1. Mô tả hiện trạng:
- Sau khi đã có dự toán thu - chi, nhà trường căn cứ vào dự toán để thực hiện việc chi cho các hoạt động và dạy học của trường theo Quy chế chi tiêu nội bộ đã được công khai trước Hội đồng sư phạm. Bám sát các văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính. Việc cập nhật lưu trữ hệ thống văn bản về quản lý tài chính một cách đầy đủ và khoa học giúp cho việc chi đúng nguyên tắc tài chính một cách dễ dàng. Trường lưu trữ đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính của các cấp Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch [H5.5.02.01];[H5.5.02.02].
- Cuối năm thực hiện lập báo cáo tài chính việc thu - chi ngân sách báo cáo phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Giáo dục - Đào tạo. Nhà trường đảm bảo đúng quy trình dự toán, thực hiện thu - chi quyết toán và báo cáo tài chính theo chế độ kế toán và tài chính của Nhà nước [H5.5.02.03].
- Hệ thống sổ sách, chứng từ liên quan đến tài chính đảm bảo đầy đủ và hợp lệ. Thể hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của nhà trường một cách minh bạch rõ ràng trên hệ thống chứng từ sổ sách theo quy định của quản lý tài chính. Hết năm tài chính thực hiện lưu trữ chứng từ sổ sách theo đúng quy định [H5.5.02.04].
2. Điểm mạnh:
- Trường lưu trữ hệ thống văn bản chỉ đạo quản lý tài chính các cấp.
- Kế toán trường có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nắm vững nguyên tắc tài chính.
- Hệ thống hồ sơ, chứng từ được lưu trữ cẩn thận.
3. Điểm yếu:
- Một số điều trong Quy chế chi tiêu nội bộ còn nằm trong khung chưa đáp ứng kịp thời với thực tế.
- Cần năng động, linh hoạt trong công tác đối ngoại để thuận lợi cho việc phân bổ ngân sách .
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Chỉ đạo cho bộ phận kế toán tiếp tục học tập nghiên cứu để nắm chắc hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý Tài chính
- Cải tiến cách quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ tài chính.
- Tăng cường công tác đối ngoại hiệu quả.
5. Tự đánh giá tiêu chí 2: Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.3. Tiêu chí 3: Trường thực hiện đầy đủ công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo quy định hiện hành.
a. Công khai tài chính để cán bộ, giáo viên, nhân viên biết và tham gia kiểm tra, giám sát.
b. Định kì thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính;
c. Được cơ quan có thẩm quyền định kì thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
1. Mô tả hiện trạng:
- Nội dung các khoản thu chi và quyết toán tài chính đều được kiểm tra giám sát chặt chẽ bởi Ban Thanh tra nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên [H5.5.03.18]
- Hồ sơ tài chính đang được quản lý bằng phương pháp truyền thống [H5.5.03.18].
- Hết năm, kế toán thực hiện việc khóa sổ tài chính, lập báo cáo tài chính để trình đến cơ quan tài chính cấp trên [H5.5.03.01].
- Sổ sách chứng từ sạch sẽ, khoa học và được lưu trữ cẩn thận [H5.5.03.02].
- Kết quả kiểm tra hàng năm: thu chi đúng nguyên tắc tài chính, đúng mục đích. [H5.5.03.03] ; [H5.5.03.04].
2. Điểm mạnh:
- Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ trong lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát công tác tài chính.
- Các bước soạn thảo Quy chế chi tiêu nội bộ được tiến hành dân chủ công bằng và khách quan. Nội dung quy định đúng nguyên tắc và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
- Công tác tự kiểm tra tài chính của nhà trường được tiến hành thường xuyên, liên tục theo đúng quy định.
3. Điểm yếu:
- Công tác tuyên truyền giúp các thành viên trong Hội đồng Sư phạm hiểu về nguyên tắc tài chính còn hạn chế.
- Hoạt động của Ban kiểm tra giám sát tài chính trong đơn vị đôi khi còn thụ động, chưa chủ động đề ra kế hoạch làm việc cụ thể.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục phát huy dân chủ trong công tác quản lý tài chính . Công khai tài chính theo quy định giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên biết để kiểm tra giám sát.
- Tiếp tục chỉ đạo Ban giám sát của Hội đồng trường, Ban Thanh tra nhân dân thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát theo đúng chức năng.
5. Tự đánh giá tiêu chí 3: Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.4. Tiêu chí 4: Trường có khuôn viên riêng biệt, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập phù hợp với điều kiện của địa phương. Cụ thể
a. Đảm bảo diện tích mặt bằng xây dựng trường bình quân tối thiểu 10m2/ hs đối với khu vực nông thôn, miền núi và 6m2/ hs đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn.
b. Có cổng trường, biển trường, hàng rào bảo vệ ( tường xây hoặc hàng rào cây xanh) tối thiểu là 1,5m, đảm bảo an toàn và thẩm mỹ.
c. Trường có sân chơi, sân tập thể dục và cây bóng mát; khu đất làm sân chơi, bãi tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường.
1. Mô tả hiện trạng:
Có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường được quy định tại điều lệ của Điều lệ trường tiểu học [H5.5.04.01]
Tổng diện tích mặt bằng của nhà trường tính theo đầu học sinh đạt 10mét vuông/ học sinh [H5.5.04.02]
Quang cảnh nhà trường được xây dựng và tu bổ ngày càng khang trang, sạch đẹp [H5.5.04.03]
2. Điểm mạnh:
- Tổng diện tích của trường là 15139 m2 Trung bình mỗi học sinh là 39,3 m2, vượt mức của Bộ GD - ĐT quy định.
- Cổng trường được làm với kích thước vừa, hệ thống cánh cổng bằng sắt.
- Tường bao quanh trường được xây cẩn thận đảm bảo độ an toàn
- Nhà trường đã có sân bóng đá, diện tích sân chơi rộng nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi lành mạnh của học sinh.
3. Điểm yếu:
- Diện tích trường rộng, nhà trường phải bố trí lao động vệ sinh làm cỏ nhiều.
- Cây xanh bóng mát cơ sở hai mới trồng nên chưa đủ bóng mát
- Tường bao quanh trường xây còn hơi thấp.
- Cánh cổng trường cơ sở hai chưa có.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tăng cường chăm sóc hệ thống cây .
- Trồng bổ sung cây xanh bóng mát.
- Tiếp tục xây dựng kế hoạch tranh thủ các nguồn kinh phí khác nhau để xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.
5. Tự đánh giá tiêu chí 4: Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.5. Tiêu chí 5: Có đủ phòng học, đảm bảo đúng quy cách theo quy định
tại điều 43 của Điều lệ của trường tiểu học; Đảm bảo cho học sinh học tối đa 2 ca và từng bước tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ ngày, có hệ thống phòng chức năng có biện pháp cụ thể về tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục
a. Có đủ phòng học đúng quy cách để học 1 hoặc 2 ca và đảm bảo 1 học sinh/ chỗ ngồi.
b. Có phòng làm việc cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; có phòng giáo viên, hành chính, y tế học đường và các phòng chức năng theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học.
c. Có kế hoạch và thực hiện hiệu quả việc huy động các nguồn lực nhằm
tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục phục vụ các hoạt động giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường có 13 phòng học chính khóa đủ cho 13lớp học, trong mỗi phòng học được trang bị đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho dạy và học ở mọi thời tiết mùa mưa hay nắng.[H5.5.05.01]
Có bàn ghế hai chỗ ngồi, đủ để học sinh ngồi học, đầy đủ các phương tiện để dạy học, bảng nội quy của nhà trường, bảng hiệu khác. Nhà trường có phòng bộ môn tin học, phòng đội [H5.5.05.02].
Các phòng làm việc có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, máy vi tính để làm việc có hiệu quả, cất giữ lưu trữ các loại hồ sơ. Nhìn chung các phòng đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các hoạt động dạy học, làm việc của các bộ phận trong nhà trường. Các khối phòng khác như phòng hội đồng,v.v.đều đầy đủ tất cả tiện nghi để dùng tổ chức các hoạt động bình thường và hiệu quả.
Nhà trường sử dụng, quản lý các phòng trên có hiệu quả theo các qui định hiện hành. Hiệu trưởng phân công bộ phận phụ trách quản lý theo dõi hoạt động của các phòng. Phân chia sử dụng các khối phòng theo khu vực thuận lợi nhất. Các phòng làm việc dùng để các bộ phận quản lý làm việc điều hành các hoạt động cuả nhà trường bằng các công việc, các kế hoạch cụ thể. phòng tin học dùng để dạy cho học sinh tin học.Hàng năm có kiểm tra đánh giá chất lượng đúng theo qui định, thành lập hồ sơ quản lí, đề ra các nội quy, quy định, cụ thể cho từng đối tượng sử dụng. Việc quản lý sử dụng được thông qua hệ thống các sổ sách, đúng theo các văn bản hướng dẫn quy định của Bộ. Nhà trường có kế hoạch cụ thể về quản lý , sử dụng các khối phòng rất có hiệu quả.
2. Điểm mạnh:
- Trường có đủ phòng học cho học sinh (13 phòng học /13 lớp).
- Diện tích mỗi phòng học đảm bảo đúng quy định.
- Đảng ủy - Chính quyền và nhân dân địa phương rất quan tâm đến việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường.
3. Điểm yếu:
- Một số học sinh gia đình có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn nên ảnh hưởng đến việc đóng góp xây dựng nhà trường.
- Nhà vệ sinh của giáo viên - học sinh còn sử dụng chung, ở quá xa lớp học và xây dựng theo kiểu cũ.
- Hệ thống máy móc công nghệ thông tin hư hỏng thường xuyên
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tham mưu với chính quyền địa phương và Hội PHHS xây dựng nhà vệ sinh riêng cho giáo viên trong năm học 2010-2011.
- Củng cố hệ thống đường dây phục vụ tốt cho công nghệ thông tin .
5. Tự đánh giá tiêu chí 5: Chưa đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: Đạt: x
Không đạt: Không đạt: x Không đạt:


5.6. Tiêu chí 6: Thư viện trường có sách, báo, tài liệu tham khảo và phòng đọc đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên, nhân viên và học sinh.
a. Có sách, báo, tài liệu tham khảo, có phòng đọc với diện tích tối thiểu là 50m2 đáp ứng nhu cầu sử dụng phòng đọc của giáo viên, nhân viên và học sinh.
b. Hằng năm, thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo.
c. Có đủ sổ sách theo quy định đối với thư viện trường học.
1. Mô tả hiện trạng:
- Thư viện có diện tích là 50 m2 bao gồm cả phòng đọc và kho sách [ H5.5.06.01].
- Nhân viên thư viện được đào tạo chính quy, chuyên ngành của trường. Trung cấp Thư viện [H5.5.06.02].
- Nội quy Thư viện được xây dựng chi tiết, đầy đủ phù hợp với tình hình thực tế của trường [H5.5.06.03].
- Tài liệu trong Thư viện được sắp xếp theo trình tự khoa học rất thuận lợi cho giáo viên, nhân viên, học sinh dễ tra cứu. Có tủ sách dành riêng cho giáo viên, cho học sinh. Các loại sách báo và tài liệu tham khảo đều có tích kê đánh bằng vi tính
[ H5.5.06.04].
- Trong phòng Thư viện được trang trí hài hoà đẹp mắt, bàn ghế được thiết kế gọn nhẹ và đẹp mắt. Trên tường được treo các biểu bảng câu danh ngôn có ý nghĩa giáo dục phục vụ cho thư viện [H5.5.06.05].
- Nhà trường bố trí cho mỗi lớp một tiết đọc sách/tuần tại thư viện. Ngoài ra trong giờ giải lao hoặc trước mỗi buổi học, các em được tự do đọc sách tại thư viện. Cán bộ Thư viện đã phối hợp chặt chẽ với GVCN để hướng dẫn học sinh đọc. Sổ nhật ký Thư viện được cập nhật hàng ngày [H5.5.06.06] ; [H5.5.06.07].
- Hàng năm, nhà trường mua sách báo, tài liệu tham khảo bổ sung vào Thư viện, kinh phí lấy từ nguồn kinh phí ngân sách của nhà trường. Vào đầu năm học, nhà trường trích quỹ mua thêm sách báo, tài liệu tham khảo bổ sung vào Thư viện. Cụ thể:
- Năm học 2004 – 2005 nhà trường mua bổ sung: 30.544.000 đ (Cô Hà)
- Năm học 2005 – 2006 nhà trường mua bổ sung: 18.189.000 đ
- Năm học 2006 – 2007 nhà trường mua bổ sung: 7.775.000đ
- Năm học 2007 – 2008 nhà trường mua bổ sung: 22.623.000 đ
- Năm học 2008 – 2009 nhà trường mua bổ sung: 6.877.000 đ
[ H5.5.06.08].
- Hệ thống sổ sách Thư viện được cập nhật đầy đủ. Sách báo nhập về đầu năm đều được nhập vào sổ để theo dõi. Hàng năm có kiểm kê sách báo một cách chặt chẽ, phân loại chất lượng một cách rõ ràng, nếu đầu sách nào quá rách nát thì kịp thời thanh lý. Từ đó có kế hoạch mua thêm sách báo, tài liệu tham khảo mới để bổ sung. Hàng tháng BGH và các tổ trưởng có kiểm tra đánh giá về số lượt độc giả về Thư viện đọc sách. Sách báo trong Thư viện được phân theo mảng có phích mô tả, xếp đúng theo quy định để dễ tra cứu [H5.5.06.09]- Hệ thống sổ sách thư viện].
- Hồ sơ Thư viện đầy đủ theo đúng quy định của ngành . Nội dung hồ sơ được cập nhật đầy đủ. Công tác lưu trữ và quản lý hồ sơ được kiểm soát chặt chẽ [ H5.5.06.10] - Hồ sơ thư viện].
2. Điểm mạnh:
- Cán bộ phụ trách Thư viện luôn học hỏi nghiên cứu công tác thư viện trường học, được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện .
- Thư viện đúng tiêu chuẩn Thư viện trường Phổ thông do Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định.
- Phòng đọc sách được trang trí đẹp, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và giáo viên tìm kiếm.
- Sách báo trong thư viện khá đầy đủ các loại.
- Nhà trường rất quan tâm tới nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện.
- Hoạt động của Thư viện đã thành nề nếp từ nhiều năm nay; Ban giám hiệu đã chú trọng kiểm tra giám sát thường xuyên các hoạt động Thư viện.
- Hệ thống hồ sơ sổ sách Thư viện được sắp xếp khoa học và lưu trữ cẩn thận.
3. Điểm yếu:
- Diện tích phòng Thư viện mới đạt ở mức chuẩn tối thiểu của Bộ.
- Một số tủ, giá sách của Thư viện đã quá cũ, không phù hợp với yêu cầu hiện tại.
- Công tác thanh lý tài liệu, sách tham khảo chưa được tiến hành thường xuyên nên vẫn còn tồn tại khá nhiều loại sách báo, truyện cũ.
- Nhật ký Thư viện ở một số thời điểm còn ghi chép thiếu cụ thể.
- Hiệu quả đọc sách báo tài liệu hàng ngày của giáo viên, học sinh chưa đạt yêu cầu.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục duy trì và phát huy việc đọc sách báo một cách đều đặn. Mua tài liệu bổ sung hàng năm. Khuyến khích giáo viên, học sinh đọc sách báo ngoài giờ bằng cách đưa vào tiêu chí thi đua.
(còn tiếp)
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 28
Join date : 04/11/2011

https://thqa.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết