DIỄN ĐÀN QUẢNG AN 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DỰ THẢO BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 QUẢNG AN (P2)

Go down

DỰ THẢO     BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 QUẢNG AN (P2) Empty DỰ THẢO BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 QUẢNG AN (P2)

Bài gửi  Admin Fri Nov 04, 2011 2:37 pm

Tiếp theo P2 (tr40-tr50)
- Do yêu cầu GVTH phải dạy đủ 23 tiết/ tuần nên một số giáo viên bộ môn dạy không đúng chuyên ngành đào tạo do vậy chất lượng còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Quản lí chặt chẽ các hoạt động chuyên môn thông qua cán bộ tổ, khối và bộ phận chuyên trách của nhà trường. Tăng cường kiểm tra nề nếp bằng hình thức định kì và đột xuất, tạo cho giáo viên có thói quen thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.
- Phân công lịch làm việc tại phòng máy một cách hợp lí đối với truy cập mạng internet, giải toán trên mạng cho đối tượng học sinh lớp mình phụ trách.
5. Tự đánh giá tiêu chí 4: Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

3.5. Tiêu chí 5: Thông tin liên quan đến các hoạt động giáo dục tiểu học được cập nhật đầy đủ để phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục của giáo viên và nhân viên.
a. Có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, báo phục vụ các hoạt động dạy và học cho giáo viên, nhân viên và học sinh.
b. Có máy tính phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục tiểu học và từng bước triển khai nối mạng.
c. Giáo viên, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên mạng.
1. Mô tả hiện trạng
- Thư viện của nhà trường đã được trang bị với đủ hệ thống tủ đựng sách báo, bàn đọc, bàn làm việc, tủ đựng phích thư viện… Trang trí trong phòng khoa học và đẹp với nhiều biểu mẫu, khẩu Hiệu tranh ảnh mang tính giáo dục. Thư viện đã giúp cho học sinh tự do lựa chọn các loại truyện theo sở thích. Truyện lịch sử, truyện thiếu nhi, sách giáo khoa được bổ sung hằng năm phục vụ đầy đủ cho học sinh sách tham khảo trong thư viện khá đa dạng và được thường xuyên bổ sung [H3.3.04.01];[H3.3.04.02]
- Trường có đủ sách giáo khoa cho giáo viên và đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay nhà trường đang đặt các loại sách báo cho giáo viên và học sinh: Giáo dục và Thời đại, Thế giới trong ta, Thiếu niên Tiền phong, Nhi đồng, Thừa Thiên Huế. Sách báo được giáo viên và học sinh mượn đọc ngoài giờ lên lớp hoặc mang về gia đình [H3.3.04.03].
- Nhà trường đã tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học. Cụ thể: Năm học 2006 - 2007đã xây dựng phòng tin học và đưa vào sử dụng một cách hiệu quả. Nhà trường đã hợp đồng giáo viên dạy môn tin học giảng dạy tin học cho học sinh từ khối 3 đến khối 5 được học 2 tiết/tuần. Phòng tin học hoạt động liên tục các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Nhà trường đã nối mạng để các em được tham gia giải toán mạng . 100% số cán bộ giáo viên, nhân viên biết sử dụng máy tính trong công việc. Nhà trường đã có kế hoạch thực hiện chỉ thị số: 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/09/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012. Đồng thời tiến hành thực hiện nhiệm vụ năm học theo công văn số: 9772/ BGDĐT - CNTT ngày 20/10/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2008 - 2009 [H3.3.04.04];[H3.3.04.05]
Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên soạn giáo án điện tử và ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Một số phần mềm đang được ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý và chuyên môn tại đơn vị: phần mềm kế toán trường học, phần mềm flash, phần mềm power point…[H3.3.04.06];[H3.3.04.07]
- Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các đợt tập huấn các lớp hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên mạng cũng như việc sử dụng máy vi tính trong giảng dạy do các cấp tổ chức một cách đầy đủ. Sau mỗi đợt tập huấn, nhà trường chỉ đạo triển khai nội dung đã tập huấn đến toàn bộ giáo viên và cán bộ, nhân viên trong nhà trường. [H3.3.04.08]
2. Điểm mạnh
- Nhà trường đã có phòng Thư viện và phòng Tin học riêng nên đã tạo điều kiện tốt để hằng ngày cho giáo viên và học sinh đến học tập, đọc sách và nghiên cứu tài liệu tham khảo, truy cập Internet nắm bắt thông tin và giải toán, tiếng Anh trên mạng.
- Có nhân viên chuyên phụ trách Thư viện đã qua lớp trung cấp Thư viện trường học vậy nên quy cách hoạt động tốt.
- Thường xuyên bổ sung các loại đầu sách báo vì thế nên đáp ứng tốt cho nhu cầu phục vụ học tập và nghiên cứu của giáo viên và học sinh.
- Đội ngũ giáo viên có ý thức say mê trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy và soạn giáo án bằng máy vi tính, thiết kế bài giảng điện tử và sử dụng máy chiếu trong giờ dạy.
- Nhà trường đã kết nối mạng internet cho phòng Tin học và dãy các phòng làm việc và sử dụng có hiệu quả từ năm 2008.
- Trong trường, đa số giáo viên biết sử dụng vi tính và truy cập mạng internet rất thuận tiện.
- Trường có hợp đồng giáo viên dạy Tin học nên việc tập huấn dạy vi tính và truy cập mạng internet, hướng dẫn cho học sinh giải toán và Anh Văn mạng khá tốt.
3. Điểm yếu
- Một số giáo viên mới tiếp cận máy, khả năng sử dụng máy vi tính còn nhiều hạn chế nên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và sử dụng thông tin trên mạng internet.
- Hệ thống mạng Internet của phòng tin học đôi khi còn thiếu ổn định.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm tạo điều kiện để học sinh tham gia học tin học.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Huy động mọi nguồn lực từ giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội để bổ sung sách báo tài liệu tham khảo vào Thư viện. Phát động phong trào “Tủ sách dùng chung” để tạo ra sự giao lưu về sách báo giữa học sinh trong trường với nhau. Chỉ đạo nhân viên thư viện bổ sung kịp thời những tài liệu chuyên môn mới nhất để giáo viên học sinh cập nhật thông tin vào học tập và giảng dạy tốt.
- Nghiên cứu mua hệ thống giá sách cơ động theo mô hình mới phù hợp với đặc điểm từng cơ sở, lớp học để thu hút sự tăng cường đọc sách báo của học sinh .
- Tham mưu với hội cha mẹ học sinh đầu tư kinh phí mua mới một số máy vi tính trong phòng Tin học để phục vụ tốt cho việc dạy học hiệu quả.
- Nhà trường tăng cường động viên khuyến khích, kiểm tra đôn đốc giáo viên và học sinh tích cực đọc sách và tra cứu, tìm kiếm thông tin trên mạng.
5. Tự đánh giá tiêu chí 5 : Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

3.6.Tiêu chí 6: Mỗi năm học, trường có kế hoạch và biện pháp cải tiến các hoạt động dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục.
a. Có kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học.
b. Có các biện pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học.
c. Rà soát, rút kinh nghiệm các biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học.
1. Mô tả hiện trạng
- Hoạt động dạy và học được nhà trường đặc biệt quan tâm cải tiến để nâng cao chất lượng. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì đều có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế về nội dung, phương pháp tiến hành các hoạt động giáo dục. Nhà trường đã phát huy tốt quyền làm chủ của các thành viên tổ chuyên môn trong quá trình hội thảo xây dựng kế hoạch tổ. Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp về hệ thống các tài liệu nghiên cứu chuyên môn, chương trình, văn bản về chuyên môn... cho các tổ nắm bắt triển khai trong tổ kịp thời. Chính vì thế kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học của các tổ chuyên môn và các hoạt động giáo dục của nhà trường trong những năm qua đều đạt kết quả tốt. [H3.3.06.01];[H3.3.06.02]
- Nhà trường đã triển khai nhiều biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học. Yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng bám sát vào mức quy định của Bộ GD&ĐT. Các tổ chuyên môn đã vận dụng sáng tạo linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, với đối tượng học sinh theo từng nội dung bài học; Đội cờ đỏ thường xuyên theo dõi đôn đốc đầu mỗi buổi học( 15 phút )để học sinh tự ôn tập và kiểm tra lẫn nhau [H3.3.06.03]-- Kế hoạch năm học].
- Nhà trường bố trí thời gian hợp lý để giáo viên và học sinh tham gia truy cập mạng Internet để sưu tầm tài liệu hay, bổ ích phục vụ giảng dạy, tăng cường đọc tài liệu "Thế giới trong ta"trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm cập nhật nhiều kiến thức bổ ích phục vụ vào dạy học được tốt hơn. [H3.3.06.04].
- Các tổ chuyên môn đã thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kì theo đúng Điều lệ trường tiểu học. Các nội dung triển khai cải tiến nội dung phương pháp dạy học luôn luôn là chương trình trọng tâm của hội thảo tổ chuyên môn. Những vấn đề vướng mắc đều được giải quyết kịp thời bằng những nội dung hoạt động cụ thể [H3.3.06.05]; [H3.3.06.06]
2. Điểm mạnh
- Nhà trường đã đặc biệt quan tâm tới hoạt động cải tiến nội dung phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học được biên soạn và điều chỉnh hằng năm một cách chi tiết.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường có trình độ chuyên môn khá vững vàng, tự giác và ý thức tổ chức kĩ luật tốt.
- Nhà trường rất chú trọng tới biện pháp cải tiến chất lượng dạy và học để nâng cao hiệu quả giờ lên lớp.Các tổ đã sử dụng tốt công nghệ thông tin vào dạy học hiệu quả.
- Giáo viên đã tự giác học tập, học hỏi kinh nghiệm, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, tham gia thao giảng, thi giảng.Trong các tổ chuyên môn đã chủ động tổ chức thi giáo viên dạy giỏi nhân các ngày lễ trong năm đã trở thành nề nếp qua đó đã nâng cao tay nghề cho giáo viên .
3. Điểm yếu:
- Một bộ phận giáo viên còn thiếu tích cực và chậm cải tiến hoạt động dạy học.
- Một số giáo viên khả năng sử dụng máy vi tính còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc sử dụng dạy học bằng công nghệ thông tin hoặc tìm kiếm và sử dụng thông tin trên mạng internet.
- Một số giáo viên còn thiếu linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng một số biện pháp cải tiến hoạt động dạy học vào thực tế đối tượng lớp mình.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Triển khai cụ thể những chuyên đề cải tiến hoạt động dạy và học trên các tập san của ngành và mạng giáo dục để nghiên cứu áp dụng vào điều kiện thực tế của đơn vị.
- Phát huy tính độc lập, tích cực tự giác của giáo viên trong việc tham gia cải tiến hoạt động dạy và học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thường xuyên dự giờ để kiểm tra để chỉnh đốn lệch lạc, giúp đỡ giáo viên thực hiện các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong các môn học.
- Tổ chức kiểm tra chéo giữa các thành viên trong tổ về hiệu quả của các biện pháp cải tiến hoạt động dạy học để đưa vào hồ sơ thi đua.
- Tăng cường công tác kiểm tra giúp đỡ giáo viên thực hiện theo các kết luận của hội thảo chuyên môn.
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ dành thời gian để giáo viên truy cập mạng Iternet để sưu tầm giáo án hay, tăng cường đọc tài liệu "Thế giới trong ta" để áp dụng vào dạy ở lớp mình.
5. Tự đánh giá tiêu chí 6 : Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

* KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 3
- Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành. Kế hoạch năm học được xây dựng chi tiết, toàn diện, bám sát các yêu cầu nội dung trọng tâm của cấp học.
- Phong trào thi đua dạy tốt – học tốt được khuyến khích đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng và hấp dẫn. Các hoạt động hỗ trợ giáo dục được tiến hành có hiệu quả tốt.
- Trường có nhiều biện pháp chỉ đạo sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục toàn diện.
- Nhà trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, thiết thực phục vụ cho cán bộ giáo viên tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Hệ thống hồ sơ sổ sách về chương trình và các hoạt động giáo dục được lưu trữ cẩn thận.
- Nguồn kinh phí chi cho hoạt động tập thể vẫn còn hạn hẹp.
- Một số cán bộ giáo viên vẫn còn tư tưởng ngại học, chưa tích cực tham gia các hoạt động nâng cao chất lượng.
* TỶ LỆ TIÊU CHÍ ĐẠT YÊU CẦU: 6/6 = 100%
4. Tiêu chuẩn 4. KẾT QUẢ GIÁO DỤC.
Nề nếp kỷ cương trong hoạt động dạy và học được giữ vững. Chất lượng giáo dục toàn diện luôn luôn ổn định ở mức cao so với mặt bằng chung của toàn thị xã. Hồ sơ, sổ sách quản lý chất lượng được lưu trữ đầy đủ, an toàn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nhà trường quan tâm, theo dõi, chỉ đạo đạt hiệu quả tốt từ nhiều năm qua. Học sinh được học trong một môi trường Thân thiện - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. Chính vì thế kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong trường luôn luôn ổn định, chắc chắn và từng bước được nâng cao.
4.1. Tiêu chí 1: Kết quả đánh giá về học lực của học sinh trong trường ổn định và từng bước được nâng cao.
a. Mỗi học kỳ, có số liệu thống kê đầy đủ và kết quả học tập của từng lớp và toàn trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Tỉ lệ học sinh được đánh giá có học lực từ trung bình trở lên (đối với các môn đánh giá bằng cho điểm) và hoàn thành trở lên (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) tối thiểu đạt 90%, trong đó có 60% học sinh giỏi và học sinh tiên tiến, tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%, học sinh lưu ban không quá 10%.
c. Có đội tuyển học sinh giỏi của trường và có học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện/ quận/ thị xã/ thành phố trở lên.
1. Mô tả hiện trạng
- Sau mỗi giai đoạn kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh nhà trường đều có số liệu thống kê đầy đủ về kết quả kiểm tra theo từng lớp, từng khối lớp và toàn trường. Trên cơ sở đó đánh giá được chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh [H4.4.01.01]; [H4.4.01.02].
- Mỗi học kì nhà trường đều có số liệu thống kê đầy đủ về kết quả học tập của từng lớp và toàn trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các môn học đánh giá bằng định lượng đó là Toán, Tiếng Việt (đối với các lớp 1, 2, 3, 4, 5); môn khoa học, Lịch sử và Địa lí (đối với các lớp 4, 5) được đánh giá theo bốn mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu. Các môn còn lại đánh giá theo định tính như Đạo đức, Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc (đối với lớp 1, 2, 3, 4, 5); Tự nhiên xã hội (đối với các lớp 1, 2, 3) được đánh giá ở hai mức: hoàn thành (A+ hoặc A); chưa hoàn thành (B) theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H4.4.01.03].
- Tỉ lệ học sinh được đánh giá có học lực từ trung bình trở lên (đối với các môn đánh giá bằng cho điểm) và hoàn thành trở lên (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) của nhà trường đều đạt trên 99%. [H4.4.01.04]
- Hằng năm toàn trường có trên 60% học sinh giỏi và học sinh tiên tiến. Đặc biệt, trường không có học sinh bỏ học. Các bản thống kê tổng hợp kết quả học tập của học sinh từng lớp được lưu trữ cẩn thận trong hồ sơ của nhà trường [H4.4.01.05].
- Nhà trường đã lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi được thông qua hội đồng sư phạm nhà trường trong buổi hội nghị cán bộ công chức của đầu mỗi năm học [H4.4.01.06]; [H4.4.01.07].
- Nhà trường chọn lựa bố trí đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi là những đồng chí có kinh nghiệm giảng dạy và nhiệt tình, tích cực trong công tác. Nhà trường đã tạo điều kiện tích cực đầu tư mua sắm tài liệu tham khảo để giáo viên nghiên cứu thêm. Lịch bồi dưỡng học sinh giỏi được xếp từ hai buổi vào buổi chiều thứ năm và ngày thứ bảy [H4.4.01.08] ; [H4.4.01.09].
- Sau mỗi tháng nhà trường tổ chức cho học sinh làm bài khảo sát chất lượng để nắm bắt kịp thời tình hình giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh để có hướng chỉ đạo tiếp theo một cách có hiệu quả hơn.
- Kết quả hằng năm trường đều có học sinh giỏi các cấp [H4.4.01.10].
4.1.2. Điểm mạnh
- Số liệu thống kê về kết quả học tập của từng lớp và toàn trường được lưu trữ đầy đủ trong năm năm.
- Giáo viên được biên chế đầy đủ; tỉ lệ trên chuẩn cao.
- Phần lớn học sinh có kiến thức chắc chắn, kĩ năng thực hành khá tốt.
- Trường có đầy đủ phòng học kiên cố và đội ngũ giáo viên giảng dạy các bộ môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, thể dục, Anh văn, có phòng :Truyền thống Đội, Tin học, Thư viện, Y tế trường học.
- Đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi có ý thức, nhiệt tình, có khá nhiều kinh nghiệm.
3. Điểm yếu
- Một số học sinh còn học lệch, điểm các môn không đều, chủ yếu điểm cao ở môn Toán hoặc Tiếng Việt.
- Chất lượng học các bộ môn: Anh văn, Thể dục, Tin học…chưa đạt theo yêu cầu kế hoạch đề ra.
- Nguồn ngân sách chi cho bồi dưỡng học sinh giỏi không có, nguồn quỹ chi từ địa phương quá khiêm tốn, nên chưa động viên được phong trào dạy và học.
- Ngoài dạy học, các hạt động giáo dục nhiều nên thời gian dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Tiếp tục chỉ đạo công tác duy trì chất lượng đại trà ổn định .
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, giúp đỡ giáo viên và kết hợp chặt chẻ với cha mẹ học sinh từng bước khắc phục dứt điểm tình trạng học sinh yếu...
- Xây dựng kế hoạch: lên định mức "Khoán chất lượng" cho mỗi giáo viên một cách hợp lí. Đề kiểm tra đánh giá được lấy ngay trong sách giáo khoa và bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Các tổ chuyên môn tổ chức dự giờ thăm lớp các bộ môn có chất lượng chưa đạt yêu cầu kế hoạch để bàn biện pháp giúp đỡ giáo viên giảng dạy nâng cao chất lượng.
- Các tổ chuyên môn chủ động dàn xếp thời gian hợp lí trong sinh hoạt chuyên môn giúp đội ngũ giáo viên nghiên cứu tài liệu trên mạng Internet 30 phút sau buổi sinh hoạt chuyên môn tổ vào chiều thứ 5 và sáng thứ 7 hằng tuần.
- Lập kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi hằng năm một cách cụ thể theo từng thời điểm hợp lí đảm bảo được tính khoa học và sát với thực tế tình hình của trường.
- Tích cực tham mưu với hội cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương cho phép vận dụng linh hoạt định mức thu quỹ phụ huynh chi bồi dưỡng giáo viên bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
- Tăng cường đầu tư về thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sau các buổi học trong tuần.
5. Tự đánh giá tiêu chí 1 : Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:


4.2. Tiêu chí 2: Kết quả đánh giá về hạnh kiểm của học sinh trong trường ổn định và từng bước nâng cao.
a. Mỗi học kỳ có số liệu thống kê đầy đủ và kết quả xếp loại hạnh kiểm từng lớp và toàn trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Mỗi năm học, có số học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học đạt tỉ lệ từ 95% trở lên, trong đó tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt 80 % trở lên, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu.
c. Hằng năm, có học sinh đựơc cấp trên công nhận đạt các danh hiệu thi đua liên quan đến hạnh kiểm của học sinh.
1. Mô tả hiện trạng:
- Mỗi học kì, nhà trường đều có số liệu thống kê đầy đủ và kết quả xếp loại hạnh kiểm của từng lớp và toàn trường theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H4.4.02.01] ; [H4.4.02.02].
- Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đều có đầy đủ các sổ sách và ghi chép theo đúng quy định: học bạ của học sinh cùng với sổ điểm lớp được ghi đầy đủ số liệu đánh giá hạnh kiểm cuối kỳ I và cả năm học; sổ chủ nhiệm của giáo viên được ghi chi tiết theo dõi tình hình đạo đức của học sinh [H4.4.02.04]; H4.4.02.05].
- Học sinh trường có truyền thống ngoan ngoãn lễ phép biết vâng lời, kính thầy yêu bạn, biết xưng hô đúng mực. Tác phong nhanh nhẹn trang phục sạch sẽ đúng quy định. Học sinh có ý thức tự giác thường xuyên chăm sóc bão dưỡng vườn cây và hoa của lớp của trường, giữ gìn bàn ghế sạch sẽ, không có hiện tượng viết bậy lên bàn ghế, tường lớp học.100% học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo như mua tăm tình thương ủng hộ hội người mù, tham gia quỹ “Giúp bạn nghèo”. 100% học sinh trong trường biết đoàn kết thương yêu, giúp nhau cùng tiến bộ, không có hiện tượng đánh nhau gây mâu thuẫn bè phái. Kết quả: 100% học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đều thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của người học sinh [H4.4.02.06 ].
- Nhà trường đã triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt kết quả tốt, được đón các đoàn trong và ngoài huyện đến tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm như: Đoàn của Phòng GD&ĐT huyện A Lưới, Nam Đông, các đoàn của các trường Tiểu học, tổng phụ trách trên địa bàn huyện [H4.4.02.07].
2. Điểm mạnh
- Học sinh có truyền thống đạo đức tốt, ngoan ngoãn lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè.
- Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, không có học sinh nào vướng vào các tệ nạn xã hội.
- Nhà trường đặc biệt quan tâm tới các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Công tác quản lý duy trì kỉ cương nề nếp được tiến hành chặt chẽ từ nhiều năm nay. Đội Sao đỏ và lớp trực tuần phát huy hiệu quả tốt trong việc theo dõi đánh giá xếp loại đạo đức học sinh hằng tuần, hằng tháng.
- Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục đạo đức: tăng âm, loa đài, máy chiếu, băng đĩa hình đầy đủ rất thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức học sinh.
- Trường có đội ngũ giáo viên tâm huyết, năng nổ, nhiệt tình, tận tâm với nghề nghiệp.
3. Điểm yếu
- Một số cha mẹ học sinh đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà chăm sóc. Vì thế khiến cho việc đầu tư giáo dục rèn đạo đức cho học sinh thuộc đối tượng này gặp nhiều khó khăn
- Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình - nhà trường - đoàn thể xã hội chưa thực sự đồng bộ và gắn kết chặt chẽ thiếu thường xuyên trong việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Nhà trường tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Hình thức tiến hành: thông qua đội ngũ tuyên truyền viên là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ hội cha mẹ học sinh, cán bộ Đảng viên cơ sở và tuyên truyền trực tiếp tại hội nghị cha mẹ học sinh trong năm học.
- Tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên cha mẹ học sinh và các lực lượng địa phương về các biện pháp giáo dục kĩ luật tích cực, tăng cường sự tham gia của trẻ. Phát tờ rơi đến tận cha mẹ học sinh về các nội dung trên.
- Tiếp tục chỉ đạo cho các giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, đưa công tác này vào tiêu chí thi đua quan trọng trong năm học.
- Tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: nói chuyện chuyên đề về lịch sử quê hương, về các anh hùng liệt sĩ, gương người tốt việc tốt. Tổ chức cho các em tham quan các di tích : Nhà tưởng niệm Nguyễn Chí Thanh của địa phương, chăm sóc và viếng nghĩa trang liệt sĩ của huyện đóng tại thôn Đồng Bào…
- Làm tốt công tác giáo dục truyền thống: củng cố bổ sung tư liệu vào phòng truyền thống của nhà trường; giới thiệu những tấm gương đạo đức thiếu niên gần gũi với lứa tuổi học sinh để các em học tập.
- Từng bước củng cố nâng cấp hệ thống âm thanh loa đài; bổ sung trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Đội; băng đĩa hình, trống, trang phục đội,...
- Bổ sung hệ thống tranh, ảnh mang nội dung giáo dục đạo đức tại phòng đội và các lớp học.
5. Tự đánh giá tiêu chí 2 : Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:
4.3. Tiêu chí 3: Kết quả về giáo dục thể chất của học sinh trong trường.
a, Tất cả học sinh được tuyên truyền đầy đủ và hiệu quả về giáo dục sức khoẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch.
b, 100% học sinh đựơc khám, kiểm tra sức khoẻ định kì và tiêm chủng phòng bệnh.
c, Tỉ lệ học sinh được đánh giá rèn luyện sức khoẻ từ trung bình trở lên đạt ít nhất 80%.
1. Mô tả hiện trạng:
- Từ tháng 9/ 2009, trường có riêng một cán bộ phụ trách y tế trường học được đào tạo chuyên ngành (Trung cấp y tế) [H4.4.03.01].
- Nhà trường đã tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể cho các em qua đó lồng ghép tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Nội dung gồm nhiều chuyên đề: “An toàn vệ sinh khi ăn uống", “Phòng bệnh – phòng dịch theo mùa” giáo dục các em biết đảm bảo áo quần đủ ấm vào mùa đông khi đến trường và khi về nhà để tránh các bệnh về đường hô hấp; tích cực tiêm và uống thuốc dự phòng để đề phòng các bệnh dịch như: tả, lỵ ...) Ngoài ra nhà trường còn phát tờ rơi, áp phích tuyên truyền giáo dục sức khỏe như: phòng bệnh sốt xuất huyết, hướng dẫn các em nắm được quy trình rửa tay 6 bước phòng tránh một số bệnh thông thường tới tận gia đình học sinh [H4.4.03.02].
- Hàng năm, cán bộ y tế trường học đều có kế hoạch tổng thể và chi tiết về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Các văn bản liên quan đến y tế học đường đều được cán bộ y tế học đường phổ biến đầy đủ tới giáo viên và học sinh trong nhà trường. Các văn bản liên quan đến công văn số: Công văn ngày 18/08/2008 về việc: Hướng dẫn thực hiện công tác ngoại khóa và y tế học đường năm học 2008- 2009; Quyết định 73/2007/QĐ- BGDĐT ngày 04/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về hoạt động y tế trong các trường Tiểu học...Thông tư 14/2007/TT-BTC ngày 8/3/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường học; Chỉ thị 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường y tế trong các trường học đều được nhà trường phổ biến tới từng giáo viên và học sinh. Đồng thời các công văn này được lưu trữ cẩn thận vào bộ hồ sơ y tế của nhà trường [H4.4.03.03];[H4.4.03.04]
- Cán bộ y tế nhà trường cập nhật thường xuyên công việc theo dõi sức khỏe học sinh hằng ngày, hàng tuần báo cáo tình hình hoạt động tới lãnh đạo trường và tổ văn phòng [H4.4.03.05]
- Nhà trường đã thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động theo quy định tại Điều 4, Điều 5, 6, 7 và 8 của Quyết định 73/207/QĐ-BGDĐT ngày 4/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hằng năm 100% học sinh được khám, kiểm tra sức khỏe định kì và tiêm chủng phòng bệnh. Tháng 9 hằng năm tổ chức khám sức khỏe định kì toàn diện cho học sinh đầu cấp (khám mắt hột, khám răng miệng, đo chiều cao, cân nặng, tư vấn sức khỏe,...) Mục đích nhằm phát hiện những em có sức khỏe yếu để kịp thời thông báo tới gia đình. Từ đó gia đình các em có trách nhiệm bồi dưỡng, chăm sóc để có đủ sức khỏe tiếp tục học tập. Mỗi năm tổ chức 2 lần cho học sinh uống thuốc tẩy giun tổ chức tiêm phòng sởi cho học sinh lớp 1 [H4.4.03.06];[H4.4.03.07];[H4.4.03.08]
- Hàng ngày 100% học sinh được tham gia tập thể dục giữa giờ và múa hát sân trường vào các giờ giải lao. Nhà trường chỉ đạo tổng phụ trách tổ chức học sinh 20 ...
(còn tiếp)
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 28
Join date : 04/11/2011

https://thqa.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết