DIỄN ĐÀN QUẢNG AN 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DỰ THẢO BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 QUẢNG AN (P2)

Go down

DỰ THẢO     BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 QUẢNG AN (P2) Empty DỰ THẢO BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 QUẢNG AN (P2)

Bài gửi  Admin Fri Nov 04, 2011 2:40 pm

Tiếp theo P2 (tr61-tr70)
- Tăng cường huy động các nguồn vốn để mua sắm thêm tài liệu tham khảo và sách báo mới để thu hút bạn đến đọc ngày một động hơn.
- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của Thư viện thông qua kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất và họat động giao ban hàng tuần.
- Từng bước mở rộng các hoạt động của Thư viện. Trồng cây bóng mát trước Thư viện, mua thêm ghế ngồi...
- Hàng năm, thanh lý dần một số tủ cũ và thay thế bằng tủ mới.

5. Tự đánh giá tiêu chí 6: đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

Đạt 5.7.Tiêu chí 7: Trường có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả.
a.Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa thiết bị đáp ứng các hoạt động giáo dục trong trường theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo.
b.Có văn bản quy định về việc giáo viên sử dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp.
c.Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và thực hiện đầy đủ việc sử dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp.
1.Mô tả hiện trạng
- Trường có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học đáp ứng được các hoạt động giáo dục theo đúng quy định mức tối thiểu của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Phòng chứa thiết bị đảm bảo được tính an toàn và tiện lợi cho giáo viên khi sử dụng. Các thiết bị được sắp xếp một cách ngăn nắp, gọn gàng dễ lấy [H5.5.07.01].
- Một số thiết bị được lưu giữ tại các tủ của từng lớp học.
- Giáo viên có nề nếp sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học trong quá trình tổ chức hoạt động lên lớp.
- Trường chỉ có một bộ máy chiếu Projecter dùng chung cho toàn trường nên gây khó khăn cho các lớp khi cùng một lúc cần thiết sử dụng.
- Hoạt động kiểm kê, thanh lý tài sản được tiến hành thường xuyên vào cuối mỗi năm học. - Đầu năm học BGH cùng với các tổ chuyên môn xây dựng nội quy sử dụng thiết bị, lập thành văn bản chuyển tới từng cán bộ giáo viên trong nhà trường để giáo viên có thể thực hiện việc sử dụng thiết bị giáo dục một cách khoa học, hợp lý. Việc giáo viên sử dụng thiết bị được thể hiện trên sổ mượn, trả thiết bị của nhà trường theo từng tiết dạy. Nhà trường thường xuyên kiểm tra đột xuất việc sử dụng đồ dùng và có biên bản cụ thể về việc giám sát giáo viên sử dụng thiết bị giảng dạy trong các giờ lên lớp [H5.5.07.02] ; [H5.5.07.03].
- Hàng năm, phong trào tự làm đồ dùng dạy học được triển khai đồng bộ ở tất cả các khối lớp và các tổ chuyên môn. Nội dung được lồng ghép ngay từ buổi sinh hoạt tổ. Các tổ chủ động tự làm đồ dùng để phục vụ cho dạy học [H5.5.07.04].
2. Điểm mạnh:
- Phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong các tổ rất tự giác và đã trở thành nề nếp.
- Nhà trường đã có phòng riêng để chứa thiết bị và đồ dùng dạy học.
- Nhà trường đã trang bị mỗi lớp một tủ đựng đồ dùng nên rất thuận lợi cho việc lưu giữ và thuận tiện cho việc chủ động sử dụng của mỗi giáo viên.
- Trường được phòng giáo dục và huyện đầu tư một lượng lớn cơ cở vật chất -thiết bị dạy học trong giai đoạn 2005 - 2009.
3. Điểm yếu:
- Diện tích phòng chứa thiết bị còn hẹp.
- Công tác quản lý bộ đồ dùng của học sinh lớp 1, 2 còn gặp khó khăn; tỉ lệ hư hỏng, thất thoát còn cao (đặc biệt là bộ đồ dùng toán học).
- Một số giáo viên sử dụng Công nghệ thông tin còn chưa đạt hiệu quả cao theo kế hoạch.
5. Tự đánh giá tiêu chí 7: Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

5.8. Tiêu chí 8: Khu vệ sinh, nơi để xe và hệ thống nước sạch của trường
đáp ứng nhu cầu của hoạt động giáo dục trong trường, bao gồm:
a. Có khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh theo đúng quy cách.
b. Có nơi để xe cho giáo viên, nhân viên và học sinh.
c. Có hệ thống nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng cho giáo viên, nhân viên và học sinh.
1. Mô tả hiện trạng:
- Trường hiện đang sử dụng 2 công trình vệ sinh .Một Công trình vệ sinh của giáo viên và học sinh cơ sở 1 : chia làm 2 phòng (1 phòng nam, 1 phòng nữ), một công trình vệ sinh dành cho học sinh và giáo viên cơ sở hai: cũng được chia thành 2 phòng (1 phòng nam, 1 phòng nữ).[H5.5.08.01]- Sơ đồ tổng thể của trường và từng khu vực].
- Diện tích nhà để xe cho giáo viên: 30m2.
- Nhà trường có hệ thống nước máy. Có hệ thống nước uống tinh khiết đảm bảo đủ nước uống cho học sinh và giáo viên trong 1 năm học. [H5.5.08.02]- Tập báo cáo lưu trữ].
2. Điểm mạnh:
- Nhà trường đã có các khu vệ sinh chung cho giáo viên và học sinh.
- Nhà trường đã xây dựng nhà để xe cho giáo viên cơ sở 1.
- Có hệ thống nước máy, hệ thống nước tinh khiết.
- Đồ dùng đựng nước cho học sinh luôn đảm bảo hợp vệ sinh.
3. Điểm yếu:
- Chưa có khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh.
- Chưa có nhà để xe cho học sinh cả hai cơ sở và chưa có nhà để xe cho giáo viên cơ sở 2.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tham mưu với phòng giáo dục và chính quyền địa phương kết hợp với hội cha mẹ học sinh xây nhà vệ sinh bổ sung, nhà xe cho giáo viên và học sinh.
5. Tự đánh giá tiêu chí 8 : Chưa Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt: x
Không đạt: x Không đạt: x Không đạt:

5.9. Tiêu chí 9: Trường có biện pháp duy trì, tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục hiện có.
a. Có biện pháp bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục.
b. Có sổ sách theo dõi quá trình sử dụng thiết bị giáo dục, có hồ sơ theo dõi mượn trả thiết bị dạy học của giáo viên và hồ sơ kiểm tra của Hiệu trưởng.
c. Có sổ sách và thực hiện việc quản lý tài sản, thiết bị dạy học theo quy định hiện hành.
1. Mô tả hiện trạng:
- Đầu năm, nhà trường xây dựng kế hoạch năm học một cách cụ thể các mảng hoạt động . Căn cứ vào đó để bộ phận quản lý thiết bị xây dựng kế hoạch chi tiết có sự kiểm duyệt của BGH. Kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học bổ sung được thực hiện nghiêm túc. Theo định kỳ sáu tháng một lần, BGH đã thực hiện kiểm kê tài sản theo đúng quy định [H5.5.09.01].
- Công tác kiểm kê tài sản hàng năm được tiến hành thường xuyên. Kết thúc năm học, nhà trường đều chỉ đạo kiểm kê tài sản, cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục. Những thiết bị quá thời hạn sử dụng đều có biên bản thanh lý và lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa thay thế kịp thời trong năm học mới. [H5.5.09.02] ; [H5.5.09.03].
- Hoạt động bảo dưỡng, tu sửa cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được nhà trường đặc biệt quan tâm: sửa bàn ghế, tủ, bảng... định kì 2 lần/năm học; ký hợp đồng bảo dưỡng máy tính cả năm học; sửa chữa thiết bị điện, điện tử kịp thời ngay sau khi có sự cố; mua bổ sung đồ dùng dạy học tối thiểu... [H5.5.09.04].
- Bộ phận quản lý thiết bị của nhà trường luôn luôn có đầy đủ hồ sơ sổ sách để theo dõi quá trình chuẩn bị thiết bị giáo dục như hồ sơ theo dõi mượn - trả thiết bị dạy học của giáo viên và hồ sơ kiểm tra của BGH. Có sổ lập thiết bị, tài sản; sổ tài sản qua các năm, danh mục thiết bị đồ dùng dạy học. Hàng ngày bộ phận quản lý thiết bị đã cập nhật hiện trạng từng loại thiết bị để có kế hoạch bổ sung hoặc sửa chữa kịp thời [H5.5.09.05].
- Công tác quản lý được thực hiện khá tốt: hồ sơ sổ sách đầy đủ và được lưu trữ cẩn thận: sổ tài sản, sổ nhập thiết bị, sổ mượn – trả thiết bị, biên bản kiểm kê tài sản, các văn bản quy định việc quản lý tài sản, danh mục đồ dùng giảng dạy [H5.5.09.06].
2. Điểm mạnh:
- Mọi cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục của nhà trường được bảo quản và cất giữ rất cẩn thận trong phòng chứa thiết bị.
- Ban giám hiệu có khá nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm tra giám sát công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục.
- Hồ sơ sổ sách quản lý tài sản, thiết bị dạy học được lưu trữ cẩn thận trong nhiều năm qua.
3. Điểm yếu:
- Nhà trường chưa có phòng riêng dành cho thiết bị và chưa có riêng một cán bộ phụ trách thiết bị dạy học và quản lý tài sản.
- Bộ phận phụ trách thiết bị còn khó khăn trong việc tự lập kế hoạch tổng thể hàng năm.
- Một số sổ sách còn ghi chép thiếu cẩn thận.
- Chất lượng bảo dưỡng sửa chữa đồ dùng, thiết bị dạy học chưa tốt: vẫn còn tình trạng hư hỏng nhiều.
- Cán bộ phụ trách thiết bị chưa được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nên việc quản lý thiết bị giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách thiết bị giáo dục: sưu tầm văn bản chỉ đạo, tài liệu chuyên môn trên mạng internet; mua bổ sung sách chuyên ngành thiết bị; tham quan học tập một số mô hình mới, xuất sắc về công tác thiết bị; khuyến khích đẩy mạnh công tác tự học tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý thiết bị.
- Đưa công tác bảo quản sử dụng thiết bị giáo dục vào tiêu chí thi đua của toàn bộ giáo viên.
- Tiếp tục duy trì nề nếp sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục.
- Bộ phận quản lý thiết bị tăng cường công tác kiểm tra cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục của nhà trường đồng thời lên kế hoạch cụ thể để nâng cấp và sửa chữa.
5. Tự đánh giá tiêu chí 9: Chưa Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: Đạt:
Không đạt: Không đạt: x Không đạt: x

* KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 5:
- Công tác tài chính đã được tiến hành một cách công khai, minh bạch theo đúng Quy chế dân chủ trong trường học.
- Nguồn kinh phí đều được sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch, mang tính trọng tâm, trọng điểm theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
- Hệ thống hồ sơ đảm bảo được tính chính xác, khoa học và tính thẩm mỹ, được lưu trữ cẩn thận, an toàn.
- Hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ theo đúng yêu cầu của " Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I"
- Trường đã đạt danh hiệu:" Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I" (2006); "Trường học Xanh - Sạch - Đẹp" (2008); "Thư viện đạt chuẩn"(2006)
- Ban giám hiệu còn gặp một số khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý tài chính và cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học
- Kết quả tham mưu với các cấp để huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách trong các năm gần đây giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cấp thiết của giáo viên và học sinh.
- Một số công trình xây dựng còn theo mô hình cũ, hiện tại đã xuống cấp hoặc kết cấu - kích thước không đạt yêu cầu: Nhà vệ sinh giáo viên, nhà xe,...
* TỶ LỆ TIÊU CHÍ ĐẠT YÊU CẦU: 6/9 = 66,7%
6. Tiêu chuẩn 6. NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI.
Công tác xã hội hóa giáo dục là một thế mạnh của trường trong nhiều năm qua. Nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ, đồng bộ từ phía Đảng và chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đã đạt hiệu quả tốt.
- Khó khăn hiện tại của đơn vị là: Nhận thức về giáo dục của một bộ phận cha mẹ học sinh còn chưa đúng, chưa phù hợp; hoạt động của hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể địa phương vẫn còn mang tính hình thức và thiếu chủ động...
- Kết quả phối hợp giữa trường với địa phương và các tổ chức đoàn thể ở địa phương đã huy động được một nguồn lực lớn về tinh thần, vật chất góp phần xây dựng thành công Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I (2006) và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
6.1. Tiêu chí 1: Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
a. Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học.
b. Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trao đổi thông tin đầy đủ về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của từng học sinh.
c. Trường có kế hoạch, chương trình sinh hoạt định kì với ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và từng lớp.
1. Mô tả hiện trạng:
- Hằng năm ban chấp hành hội cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được thành lập và hoạt động theo Quyết định 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28-03-2008. Mỗi lớp có một chi hội cha mẹ gồm có ba người, trong đó có một chi hội trưởng. Thường trực ban chấp hành hội cha mẹ học sinh gồm 3 thành viên. [H6.6.01.01] ; [H6.6.01.02].
- Hội Cha mẹ học sinh tổ chức họp định kì 3 lần trong 1 năm học (đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học) và họp bất thường trong những đợt tổ chức phong trào hoặc ngày lễ tết [H6.6.01.03].
- Hội Cha mẹ học sinh của nhà trường đã bám sát Điều lệ, làm việc nghiêm túc, đúng quy chế [H6.6.01.04].
- Danh sách ban thường trực hội cha mẹ học sinh của nhà trường được lưu lại hằng năm trong hồ sơ của trường [H6.6.01.05].
- Hàng tháng, hàng kì, giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của lớp. Mỗi học sinh có một quyển sổ liên lạc để ghi đầy đủ các thông tin về bản thân, cha mẹ học sinh và giáo viên. Hàng tháng, hàng kỳ giáo viên chủ nhiệm ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào sổ liên lạc để thông báo tới tận gia đình về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của học sinh. Sau mỗi kì kiểm tra, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gặp gỡ trực tiếp cha mẹ học sinh để phản ánh tình hình học tập của từng học sinh để bàn bạc và đề ra biện pháp tối ưu nhất giúp cho học sinh học hành tiến bộ. Ngoài ra giáo viên còn trao đổi tình hình học tập của học sinh tới cha mẹ qua điện thoại. Đối với học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm cùng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp trực tiếp xuống tận nhà để gặp gỡ cùng nhau bàn bạc biện pháp giáo dục học sinh [H6.6.01.06] ; [H6.6.01.07].
- Đầu năm học, lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp đã tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh để bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. Đồng thời đề ra kế hoạch hoạt động của hội trong năm học. Nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh họp thường kì vào cuối các kì học để đánh giá các hoạt động, đề ra kế hoạch hoạt động của hội trong thời gian tiếp theo, giáo viên kết hợp chặt chẻ với cha mẹ học sinh hằng tháng, hằng kì để đánh giá trao đổi tình hình học tập, đạo đức của từng học sinh trong lớp [H6.6.01.08].
3. Điểm yếu:
- Một số cha mẹ còn đi làm ăn nơi xa nên việc trao đổi trực tiếp tình hình học tập của học sinh chưa được thực hiện thường xuyên, gây khó khăn trong công tác chủ nhiệm của giáo viên.
- Do kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân túng thiếu, một số gia đình phụ huynh chưa quan tâm và tạo điều kiện cho con em học tập và tham gia các hoạt động giáo dục, còn ỉ lại cho nhà trường, các khoản thu nộp xây dựng cơ sở vật chất thất thoát.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Tiếp tục củng cố tổ chức hội cha mẹ học sinh: bổ sung những thành viên tích cực tham gia ban chấp hành; điều chỉnh quy chế hoạt động của hội hằng năm cho phù hợp; đưa sinh hoạt định kỳ của ban chấp hành vào nề nếp...
- Làm tốt công tác tuyên truyền vận động cha mẹ nhiệt tình tham gia vào công việc chung, hưởng ứng và làm tốt những mục tiêu mà hội đề ra. Phối hợp chặt chẽ giữa ban thường trực hội cha mẹ với nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tăng cường gặp gỡ trao đổi tình hình học tập và đạo đức của học sinh với cha mẹ học sinh của lớp.
- Tiếp tục xây dựng kế hoạch ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường một cách khoa học hơn nữa để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Bố trí thời gian họp cha mẹ vào các thời điểm thích hợp để cha mẹ học sinh có thể tham gia được đầy đủ.
- Mở rộng các hình thức giao lưu giữa hội cha mẹ học sinh với nhà trường qua tham dự các hoạt động: kỷ niệm các ngày lễ truyền thống, sinh hoạt văn hóa văn nghệ của tổ chức Đội; trồng và chăm sóc cây...
- Tham mưu và kết hợp chặt chẻ với chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học xã, huyện để giúp cho một số học sinh khó khăn có đủ điều kiện tham gia học tập và các hoạt động giáo dục.
5. Tự đánh giá tiêu chí 1 : Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

6.2. Tiêu chí 2: Trường chủ động phối hợp với địa phương và các tổ chức đoàn thể ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng trường và môi trường giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
a. Có kế hoạch phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường.
b. Có các hình thức phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong trường và ở địa phương.
c. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương nhằm tăng cường các nguồn lực vật chất để xây dựng cơ sở vật chất trường học.
1. Mô tả hiện trạng:
- Hằng năm, nhà trường đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể của địa phương để tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục. Hội cha mẹ học sinh đã dành một lượng lớn ngân sách tổ chức phát thưởng cho các học sinh giỏi các cấp đặc biệt là những học sinh đạt giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Đầu tháng 9 hằng năm, mỗi học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hội hỗ trợ sách vở; dụng cụ học tập vào sau dịp tết Nguyên đán. Nhà trường còn thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa như: chăm sóc và viếng Nghĩa trang liệt sỹ xã đóng tại thôn Mỹ Xá để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh [H6.6.02.01] ; [H6.6.02.02].
- Nhà trường thường xuyên phối hợp với các tổ chức địa phương, để tổ chức các cuộc họp nhằm trao đổi thông tin, nắm vững tình hình địa phương để lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh. Tổ chức cho học sinh thường xuyên tham gia các buổi lao động vệ sinh làm sạch trường lớp và trồng cây xanh trong khuôn viên trường...[H6.6.02.03] ; [H6.6.02.04].
- Nhà trường luôn luôn tích cực tham mưu với Đảng ủy, Chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh tăng cường bổ sung nâng cấp cơ sở vật chất trường học [H6.6.02.05] ; [H6.6.02.06]
2. Điểm mạnh:
- Các tổ chức và các đoàn thể của địa phương thường xuyên quan tâm đến phong trào giáo dục của nhà trường. Hàng năm, Đoàn thanh niên, hội Cựu giáo chức, hội khuyến học xã …có nhiều hoạt động liên lạc và giao lưu với nhà trường.
- Chính quyền và nhân dân địa phương rất quan tâm đến môi trường giáo dục.
- Chính quyền và nhân dân địa phương rất quan tâm đến mọi phong trào của nhà trường, đặc biệt hỗ trợ ngân sách cho xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.
- Cán bộ quản lí năng động, sáng tạo trong việc tham mưu với địa phương nên đã tranh thủ được sự đóng góp của toàn dân để mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của nhà trường ngày một đầy đủ.
- Ban thường trực hội cha mẹ học sinh rất quan tâm đến mọi phong trào của nhà trường.
3. Điểm yếu
- Việc huy động các nguồn lực đóng góp xây dựng cơ sở vật chất từ xã hội vẫn còn hạn chế.
- Hàng năm, nhà trường chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh đi tham quan.
- Kĩ năng giao tiếp của học sinh còn nhiều hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Huy động sự đóng góp ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường.
- Tiếp tục vận động nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác giáo dục học sinh, phối hợp tích cực với địa phương để duy trì môi trường giáo dục lành mạnh.
- Tiếp tục huy động nguồn kinh phí từ các tổ chức để nâng cấp cơ sở vật chất đồng thời tiếp tục trồng cây xanh để tạo môi trường học tập lành mạnh an toàn đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
5. Tự đánh giá tiêu chí 2 : Đạt
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: x Đạt: x Đạt: x
Không đạt: Không đạt: Không đạt:

* KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 6:
- Nhà trường đã tạo ra được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể chính quyền, nhân dân địa phương trong hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
- Chương trình, kế hoạch hoạt động của trường khoa học, cụ thể sát với tình hình thực tế và mang tính khả thi khá cao.
- Chất lượng và hiệu quả phối hợp hoạt động khá tốt.
* TỶ LỆ TIÊU CHÍ ĐẠT YÊU CẦU: 2/2 = 100%


KẾT LUẬN CHUNG
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Tiểu học là công cụ để trường Tiểu học số 1 Quảng An tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Trường, xác nhận mức độ Trường đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định, giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của Trường để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận là trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Trong những năm qua, trường Tiểu học số 1 Quảng An luôn bám sát mục tiêu đề ra, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, với các nguồn lực và định hướng phát triển của Trường, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
Báo cáo tự đánh giá của Trường tập trung vào thực hiện những việc sau: Mô tả, làm từ thực trạng của trường; phân tích, giải thích, so sánh và đưa ra những nhận định, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và những biện pháp khắc phục; lên kế hoạch hành động để cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.
Báo cáo tự đánh giá của Trường được toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và người đọc đóng góp xây dựng với tinh thần dân chủ khách quan chính xác. Rất mong được sự giúp ý của các cấp để Trường TH số 1 Quảng An nhận thức được chính xác thực trạng của đơn vị mình và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng gíáo dục của đơn vị, nhằm nâng cao chất lượng chung về công tác KĐCL .
KIẾN NGHỊ CỦA NHÀ TRƯỜNG
- Cần có đủ thời gian để CB-GV-NV tiếp cận thông tin và lấy thông tin chính xác từ một số bộ phận trong trường học.
- Cần tăng cường công tác chỉ đạo và tập huấn lại cho các cơ sở để CB-GV-NV nắm chắc quy trình và thực hiện tốt công tác KĐCLGD.
- Thời gian dạy 2 buổi/ ngày nên việc bố trí CB-GV-NV làm công tác KĐCLGD khó khăn.
- Hiệu trưởng mới nhận nhiệm sở mới 9/2010 nên việc bắt kịp thông tin để chỉ đạo làm KĐCLGD còn nhiều hạn chế.
- Hỗ trợ thêm nguồn tài chính để phục vụ công tác Kiểm định.


Quảng An, ngày 15 tháng 8 Năm 2010
TM.HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ









(Hết) Very Happy
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 28
Join date : 04/11/2011

https://thqa.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết